Giếng trời là một trong những giải pháp kiến trúc được ứng dụng nhiều trong thiết kế nhà phố. Giếng trời có khả năng mở rộng không gian, lấy ánh sáng tự nhiên và còn có thể điều hòa không khí. Bài viết dưới đây của zixiyue.com sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mà bạn cần lưu ý khi thiết kế giếng trời cho nhà phố hiện đại.
Những lưu ý này không chỉ giúp không gian sống trở nên hài hòa mà còn có thể trở nên giàu sức sống hơn. Nếu gia đình bạn có dự định xây dựng giếng trời thì hãy bỏ ít thời gian đọc qua bài viết sau đây nhé.
Khái niệm về giếng trời
Giếng trời chính là khoảng trống thông theo đường thẳng từ mái xuống nền đất của ngôi nhà. Được thiết kế với mục đích tăng cường ánh sáng tự nhiên, điều hòa không khí, giúp không gian sống trở nên hài hòa, giàu sinh khí hơn. Đồng thời đảm bảo yếu tố phong thủy nhà ở.
Giếng trời được xem là giải pháp khoa học để mở rộng không gian, được nhiều gia chủ lựa chọn khi xây nhà phố. Nhất là nhà phố diện tích nhỏ, hẹp ngang, không có nhiều mặt thoáng. Tuy nhiên do những đặc thù về thiết kế, kiến trúc. Nếu không có giải pháp thiết kế giếng trời hợp lý, hiệu quả đạt được có thể sẽ không như ý muốn.
Cấu tạo của giếng trời bao gồm 3 phần
Cấu tạo của giếng trời bao gồm 3 phần là đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. Cụ thể:
- Đáy giếng: là phần cuối cùng của giếng trời, thường nằm ở sàn tầng trệt, được sử dụng để trang trí. Làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ, bể cá cảnh,…. Không gian này có thể kết nối với phòng khách hoặc phòng ăn, tạo bố cục đẹp mắt.
- Thân giếng: là khoảng không nối đáy giếng và đỉnh giếng. Có tác dụng chiếu sáng cho các tầng bên trên, thông thường là các phòng ngủ.
- Đỉnh giếng: là phần nằm ở trên cùng, thường là mái, giữ vai trò chiếu sáng. Thông gió, thường sử dụng mái kính và hệ khung bệ đỡ bằng sắt.
Những vị trí có thể đặt giếng trời trong nhà phố
Giếng trời giữa nhà
Giếng trời nhà phố thường được đặt ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa hiệu quả. Ở vị trí này, giếng trời sẽ điều phối ánh sáng và gió thoáng đồng đều cho ngôi nhà, đồng thời gây ấn tượng về thị giác, thu hút ánh nhìn, làm không gian như lớn hơn, đẹp hơn. Nếu thiết kế giếng trời ở trong nhà, bạn nên làm mái kính che, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đón được nắng, gió.
Giếng trời cuối nhà
Ngoài vị trí quen thuộc ở giữa nhà, giếng trời cũng có thể xuất hiện ở cuối nhà để lấy thêm gió, tăng sự thông thoáng, giúp việc điều hòa không khí trở nên dễ dàng và hài hòa hơn đối với nhà phố nhỏ.
Bố trí giếng trời hợp phong thủy cho nhà phố
Một giếng trời đẹp không những về thiết kế kiến trúc mà còn phải đẹp theo phong thủy. Giếng trời phải được đặt ở những cung tốt như là cung Tài lộc, cung Thiên mạng… Giếng trời không có quy định nào hướng cụ thể. Tuy nhiên khi đặt giếng trời trong nhà thuận phong thủy thì người ta thường kiêng không đặt vào hướng Bắc của ngôi nhà.
Không phải chủ đầu tư nào cũng sở hữu được mảnh đất xây dựng vuông vắn, đẹp và thuận phong thủy. Bởi vậy đối với những ngôi nhà có mặt bằng bị méo mó, góc cạnh. Thì giếng trời thường được đặt ở những góc méo (hành Hỏa). Để trả lại hình dạng vuông vức cho ngôi nhà, mang lại sự may mắn cho gia chủ (Hỏa sinh Thổ).
Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc hành mộc thì có thể dùng cây cảnh. Suối nước để có mộc và thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống; thẳng đúng mộc sinh hỏa trên đỉnh phải có mái che.
Kích thước giếng trời chuẩn cho nhà phố
Theo chia sẻ của kiến trúc sư, kích thước giếng trời hợp lý thông thường sẽ vào khoảng từ 4 – 6m2. Đây là diện tích đã được tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến không gian chung của toàn bộ ngôi nhà. Đồng thời tạo độ thông thoáng, mát mẻ.
Tuy nhiên, với những ngôi nhà lớn có diện tích lớn hơn 50m2. Quy định về mật độ xây dựng bắt buộc phải chừa lại không gian cho giếng trời, không được xây toàn diện tích. Do vậy, nhà càng lớn, gia chủ càng phải để lại nhiều diện tích cho giếng trời. Ví dụ, nhà 90m2 thì giếng trời phải chiếm 12m2.
Những nhược điểm của nhà có giếng trời và cách để khắc phục
Giếng trời trong nhà mang lại nhiều ưu điểm rõ ràng cho không gian sống nhưng bên cạnh đó. Thiết kế này cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
- Tạo tiếng vang trong nhà: Do cấu tạo hình ống nên giếng trời là nơi âm thanh truyền đi rất rõ và vang. Ảnh hưởng đến giao tiếp trong nhà, sự riêng tư trong sinh hoạt. Nhiều khi gây khó chịu cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Một trong những cách để giải quyết vấn đề này là bạn nên thiết kế phần tường xuyên tầng của giếng trời có bề mặt xù xì; bớt độ phẳng và trơn để hạn chế tiếng vang.
- Vấn đề an toàn: Các phần tiếp giáp với giếng trời như cầu thang; cửa sổ, hành lang,… cần được gia cố lan can sắt hoặc kính chắn cẩn thận để đảm bảo an toàn về độ cao khi sử dụng.
- Thừa sáng vào mùa hè: Giếng trời càng lớn, ánh sáng càng nhiều. Vào những buổi trưa hè, lượng ánh sáng lớn gây chói mắt. Nhiệt độ cao gây cảm giác nóng nực, khó chịu, ảnh hưởng đến độ bền của đồ nội thất. Bạn nên sử dụng rèm để điều chỉnh mức ánh sáng vào nhà cho phù hợp.