Kinh tế Thông tin kinh tế

Giá dầu tăng cao sau khi OPEC+ lại hoãn đàm phán

Giá dầu tăng cao sau khi OPEC+ lại hoãn đàm phán
3 phút, 49 giây để đọc.

Mâu thuẫn trong đàm phán giữa UAE và Saudi Arabia về vấn đề sản lượng đã khiến giá dầu trên thị trường tăng lên dù kết quả cuộc họp vẫn chưa đi đến đâu. Lục đục nội bộ của OPEC+ đã bắt đầu diễn ra từ cuối năm ngoái và các quốc gia xuất khẩu dầu đã muốn cùng nhau đàm phán lại để làm giảm cơn sốt dầu ngoài thị trường. Tuy nhiên, cuộc đàm phán đã bị hoãn hai lần, và mới đây, phiên họp được định vào ngày 5/7 cũng đã không xảy ra đã lập tức khiến thị trường dầu phản ứng, với mức giá bị đẩy lên cao nhất trong vòng 3 năm.

Cuộc đàm phán của OPEC+ lại bị hoãn

Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm. Sau khi các cuộc đàm phán giữa OPEC và các đồng minh bị hoãn vô thời hạn. Phiên giao dịch hôm thứ Hai (5/7). Giá dầu WTI tăng 1,56%. Tương đương 1,17 USD. Lên 76,33 USD mỗi thùng. Mức cao nhất kể từ tháng 10/2018. Trong khi đó, dầu Brent tăng 1,2%. Tương đương 93 cent. Lên 77,1 USD mỗi thùng.

Các cuộc thảo luận giữa OPEC và các đồng minh sản xuất dầu mỏ (gọi là OPEC+), đã diễn ra tuần trước. Đến hôm thứ Sáu (2/7). Họ quyết định bỏ phiếu về đề xuất tăng thêm 400.000 thùng mỗi ngày cho thị trường. Từ tháng 8 đến tháng 12.

Cuộc đàm phán của OPEC+ lại bị hoãn

Tuy nhiên, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã từ chối đề xuất này. “Đối với chúng tôi, đó không phải là một thỏa thuận tốt”. Bộ trưởng Năng lượng và Cơ sở hạ tầng UAE Suhail Al Mazrouei, đánh giá. Ông nói thêm rằng. Quốc gia này sẽ ủng hộ việc tăng nguồn cung trong ngắn hạn. Nhưng muốn có các điều khoản tốt hơn nếu chính sách được gia hạn đến năm 2022.

Ban đầu, OPEC+ dự kiến tiếp tục nhóm họp tuần này. Nhưng cuối cùng bị đình chỉ vô thời hạn. “Ngày diễn ra cuộc họp tiếp theo sẽ được quyết định trong thời gian thích hợp”. Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo tuyên bố.

Tháng 4/2020, OPEC + đã đưa ra quyết định lịch sử. Khi cắt giảm gần 10 triệu thùng mỗi này trong nỗ lực trợ giá cho dầu mỏ. Kể từ đó, tổ chức này dần dần tăng lại sản lượng. Đồng thời nhóm họp hàng tháng để thảo luận về chính sách đầu ra tiếp theo.

Diễn biến giá dầu

Sang năm nay, giá dầu đã bùng nổ trở lại. Dầu WTI đã tăng 57% trong năm 2021. Chính vì thế, trước cuộc họp tuần rồi. Nhiều nhà phân tích Phố Wall dự đoán OPEC+ sẽ tăng sản lượng để kiểm soát đà tăng. Nhưng cuối cùng, họ không chốt được kế hoạch mới.

Hậu quả tức thì của sự sụp đổ đàm phán này. Là sẽ không có chuyện OPEC+ nâng sản lượng từ tháng 8 như thị trường kỳ vọng. Trong lúc nền kinh tế và nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu đang phục hồi nhanh từ đại dịch Covid-19. Sức ép từ việc giá dầu tăng cao đang đè nặng lên sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Bởi giá năng lượng càng cao thì áp lực lực lạm phát càng lớn.

Diễn biến giá dầu

Các nhà phân tích tại TD Securities đánh giá, với tình hình sản lượng không tăng, thị trường năng lượng toàn cầu sẽ căng thẳng hơn. “Sự bế tắc này sẽ dẫn đến thâm hụt tạm thời và lớn hơn đáng kể so với dự đoán, khiến giá thậm chí còn cao hơn trong thời điểm hiện tại”, đơn vị này nhận định.

Theo nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS, giá dầu Brent có thể tăng lên 80 USD mỗi thùng vào tháng 9. Ông Fereidun Fesharaki, Chủ tịch công ty tư vấn FGE thì cho rằng, giá dầu thậm chí có thể lên mức 85 đến 90 USD mỗi thùng. Tuy nhiên, có khả năng OPEC+ sẽ đạt được một số thỏa hiệp trong một đến ba tuần tới

Theo ông, không có khả năng UAE sẽ rời OPEC, nhưng nước này muốn độc lập hơn trong việc hoạch định chính sách. Và với giá cả hiện tại, có thể Mỹ sẽ bắt đầu tung ra nhiều dầu đá phiến hơn ra thị trường vào năm tới.

Xem thêm các thông tin kinh tế khác.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *