Theo quan niệm ông bà ta để lại có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Tức là sau khi hoàn thành công trình nhà ở, trước khi dọn vào nhà mới thì gia chủ cần tiến hành thủ tục, nghi lễ cúng nhập trạch để báo cáo với Thần Linh, Thổ Địa cai quản ở vùng đất đó. Đây là nghi lễ có ý nghĩa quan trọng về mặt phong thủy, liên quan đến sinh khí của ngôi nhà. Vừa thể hiện lòng thành kính đối với Thần Linh cũng như mong muốn về một cuộc sống mới tốt đẹp và suôn sẻ hơn. Để hiểu rõ hon về mâm cúng nhập trạch và những đồ cúng cần chuẩn bị để có một nghi lễ, hãy theo dõi một vài thông tin ngay sau đây nhé.
Mâm lễ cúng nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
Theo phong tục truyền thống, lễ cúng nhập trạch cần chuẩn bị mâm ngũ quả, mâm lễ hương hoa và mâm cúng chay hoặc mặn tùy từng gia đình. Gia chủ có thể sắm lễ nhập trạch theo danh sách dưới đây:
Lễ vật cần chuẩn bị
- Hương (nhang): Hương là vật dụng không thể thiếu khi bày biện mâm lễ lên nhà mới, kể cả là trong những mâm lễ khác cũng vậy.
- Đèn: Bạn có thể chuẩn bị nến cốc, khi làm lễ sẽ thắp lên, hoặc sử dụng đèn thờ chuyên dùng cũng được.
- Hoa tươi: các bạn có thể linh hoạt sử dụng loại hoa theo mùa, số bông hoa cần phải lẻ.
- 1 đĩa muối, gạo; 3 hũ nhỏ khác gồm nước, muối, gạo.
Mâm lễ cúng hoa quả
Gia chủ chuẩn bị ít nhất là 5 loại quả để bày mâm lễ cúng nhập trạch hoặc có thể nhiều hơn. Nhưng lưu ý cần bày biện bố trí sao cho lượng quả theo số lẻ. Mâm trái cây có thể sử dụng nhiều loại quả như: chuối, nho, táo, cam,… Nhưng bạn nên kiêng cho vào mâm cúng những loại quả mà ông bà ta thường tránh: những quả có gai sắc nhọn như mít, sầu riêng; hoa quả giả; hoa quả đã hỏng,… Những quả được đặt lên ban thờ phải được rửa sạch sẽ, sắp xếp ngay ngắn đặt lên ban thờ.
Nghi thức lễ nhập trạch thì thường sẽ mời thầy cúng có chuyên môn. Và các bài cúng chuẩn để đảm bảo cho buổi lễ diễn ra đúng và chính xác. Vấn đề tâm linh khá quan trọng nên các bạn cần chú ý thận trọng, làm đúng không nên sai sót.
Mâm cúng nhập trạch có ý nghĩa gì trong phong thủy
Gia chủ thành tâm sắp xếp mâm lễ cúng nhập trạch sẽ mang đến những điều tốt đẹp về phong thủy. Cụ thể như sau:
- Mâm lễ cúng về nhà mới như một lời báo cáo với ông bà, thổ công. Rằng ngôi nhà đã được xây dựng hoàn thiện và sau ngày hôm đó gia chủ sẽ dọn về nhà mới sống.
- Mâm lễ cúng vừa là lời báo cáo, vừa là lời xin các vị thần linh, ông bà phù hộ bình an cho gia đình, gia đạo ấm êm, bình yên, cầu sức khỏe, tiền tài phát đạt.
- Đây cũng là cách để gia chủ xua đuổi những tà ma, vong hồn còn vảng vất trong mảnh đất. Bài trừ tà khí ảnh hướng tới cuộc sống lâu dài của gia đình.
- Nghi lễ truyền thống cũng giúp cho con người yên tâm hơn, tư tưởng nhẹ nhõm. Từ đó giúp tinh thần khỏe mạnh, từ đó cũng khỏe mạnh sinh sống và làm ăn.
Có thể thấy mâm lễ cúng nhập trạch mang những ý nghĩa khá sâu sắc. Đều là phục vụ đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của con người. Cũng chưa có ai có thể chứng minh nghi lễ truyền thống này đúng hay sai. Nhưng nó giúp con người khai thông tư tưởng và yên tâm hơn là sự thật. Đây cũng chính là lý do tại sao nghi lễ nhập trạch nói riêng và những nghi thức lễ nghi truyền thống của dân tộc ta lại được gìn giữ và lưu truyền lâu dài như vậy.
Những lưu ý về thủ tục làm lễ nhập trạch
Để mọi điều được suôn sẻ, trong ngày làm lễ nhập trạch bạn cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
- Trước khi thực hiện lễ nhập trạch, chủ nhà cần đốt lò than và đặt ở ngay cửa ra vào. Sau đó chủ nhà sẽ bước qua lò than này để đi vào nhà đầu tiên (bước chân trái trước và chân phải sau). Trên tay chủ nhà có cầm theo bát hương, bài vị gia tiên…
- Sau đó, các thành viên khác cũng lần lượt bước theo. Và mang các đồ thờ cúng cùng 1 chiếc chiếu (hoặc chiếc đệm) đang sử dụng, bếp nấu. Lưu ý không ai được đi tay không.
- Khi bước vào nhà mới, điều đầu tiên mà bạn nên làm là mở tất cả các cánh cửa. Đây là việc làm có ý nghĩa cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà. Sau đó là bật tất cả điện trong ngôi nhà lên.
- Khi chuyển nhà nên chuyển vào buổi sáng, trưa hoặc chiều tùy vào giờ tốt, hợp với gia chủ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên chuyển tối.
- Sau khi thực hiện xong lễ nhập trạch, bạn nên giữ lại 3 hũ nước, gạo, muối để đặt lên bàn thờ Táo quân…
- Giữ tinh thần tươi vui, nói những điều tốt đẹp. Làm việc cẩn thận tránh té ngã, đổ vỡ.
- Luôn tuân thủ quy định “phòng cháy, chữa cháy” khi đốt lò than và hóa vàng.
Kết luận
Như vậy là chúng tôi đã giúp quý vị tổng hợp những thông tin cơ bản nhất để quý vị có thể hiểu thêm và tự chuẩn bị cho gia đình mâm lễ cúng nhập trạch sao cho chuẩn nhất. Mong rằng quý vị cảm thấy bài viết này hữu ích. Đón đọc thêm nhiều bài viết về phong thủy nhà ở khác tại đây.