Trần nhà bị nứt là hiện tượng rất phổ biến trong các công trình xây dựng. Không chỉ xuất hiện ở những ngôi nhà cũ, xuống cấp mà ngay đến một số ngôi nhà vừa xây cũng gặp tình trạng này. Bên cạnh việc đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của người sử dụng, những vết nứt còn gây mất thẩm mỹ. Về lâu dài, kết cấu cũng sẽ dần mất ổn định làm giảm tuổi thọ căn nhà. Do đó việc sửa chữa là biện pháp mọi người cần làm ngay khi phát hiện những vết nứt. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những kinh nghiệm sửa chữa trần nhà bị nứt. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Phương pháp sửa chữa trần nhà bị nứt bạn cần biết’.
Nguyên nhân gây nứt trần nhà
Móng nhà không đảm bảo chất lượng
Là trong quá trình thi công móng nhà không đảm bảo về mặt kỹ thuật như ép cọc, dầm. Sau một thời gian sử dụng ngắn móng nhà bị sụp lún. Và sẽ gây nứt gãy trần và tường nhà kèm theo hàng loạt.
Xem thêm các tin tức khác tại đây.
Chất lượng bê tông không đạt chuẩn
Có thể do các đơn vị thi công đã ăn bòn rút bê tông. Cũng như làm loảng và giảm tỉ lệ bê tông để ăn cắp tiền. Khiến cho quá trình đổ móng, quá trình xây dựng đã bị bòn rút sắt thép. Dẫn đến quá trình xây dựng không còn đảm bảo về chất lượng. Hoặc quá trình đổ mái không thuận lợi ( mưa, nắng) làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.
Do lỗi kết cấu quá tải
Trong quá trình thi công mắc lỗi kết cấu quá tải. Trước khi công các kĩ sư có sự nhầm lẫn trong quá trình định hướng kết cấu. Dẫn đến quá trình thi công gặp phải những khó khăn. Gặp phải sai sót trong quá trình thi công. Với công việc thiết kế nhà dù là những sai lầm nhỏ nhất trong kết cấu. Cũng dẫn đến những sai lầm gây nguy hại đến thiết kế nhà bạn. Nhiều người thợ tự tiến hành kết cấu tọng tải cho ngôi nhà. Dẫn đến tình trạng trọng tải ngôi nhà không phù hợp. Để lâu dai dẫn đến nứt trần và ảnh hưởng đến ngôi nhà.
Co ngót của lớp vữa tô
Có thể do lún nên nứt, do trộn hồ không đều; tường bị co ngót và giật nứt. Không liên kết tường vào cột bằng những thép râu chờ sẳn khi đổ bê tông cột; do sự làm việc của kết cấu nhà… Bạn cần phải xem xét thật kỹ trước khi dùng biện pháp khắc phục nó. Nếu ngôi nhà bị lún lún thì phải chờ tắt lún hoàn toàn mới có thể khắc phục được những vết lún và nứt từ trần nhà.
Phương pháp sửa chữa khi trần nhà bị nứt
Tùy theo tình trạng vết nứt của trần nhà mà bạn chọn ra phương pháp sửa chữa hợp lý nhất. Với những vết nứt có kích cỡ nhỏ thì bạn có thể dùng tới các loại vật liệu chống thấm có dạng phun xịt để bịt kín các vết nứt. Với các vết nứt to thì bạn có thể sử dụng phụ gia bê tông vì tính chất giãn nở cao và khả năng chống thấm hiệu quả, sau đó trộn với vữa xi măng rồi trát vào các vết nứt.
Đối với vết nứt sâu bạn không nên tùy tiện sửa chửa vì nếu bạn không có chuyên môn thì sẽ khiến vết nứt trở nên trầm trọng hơn. Hãy để Xây Dựng Sao Việt giải quyết tất cả vấn đề này giúp bạn, chúng tôi sẽ tư vấn và đưa ra các phương án giải quyết tận gốc trần bị nứt với mức độ từ đơn giản đến phức tạp cho bạn lựa chọn nhằm mục đích giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa tối đa cho khách hàng.